Bật Mí Những Kinh Nghiệm Quản Lý Xưởng Sản Xuất Hiệu Quả Nhất!

MỤC LỤC


Để xưởng sản xuất hoạt động hiệu quả, trơn tru, doanh nghiệp cần đảm bảo rất nhiều yếu tố: quy trình vận hành, kế hoạch triển khai, kiểm định chất lượng, nguồn lực…Các yếu tố này có thể kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng là nhờ vào kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn những kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất thành công nhất. Cùng Home Services Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!

Quản lý xưởng sản xuất là gì?

Quản lý xưởng sản xuất bao gồm việc giám sát về tiến độ công việc, hiệu suất nhân sự, hạn chế rủi ro,....
Quản lý xưởng sản xuất bao gồm việc giám sát về tiến độ công việc, hiệu suất nhân sự, hạn chế rủi ro,...

Quản lý xưởng sản xuất bao gồm việc giám sát về tiến độ công việc, hiệu suất nhân sự, chủ đề các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Quản lý xưởng sản xuất cũng bao gồm cả việc lập kế hoạch, phối hợp các khối và chỉ đạo các hoạt động để tạo ra sản phẩm.

Các cách quản lý sản xuất được áp dụng

  • Phương pháp tổ chức dây chuyền: Đội ngũ sẽ được chia thành những bộ phận nhỏ. Mỗi bộ phận có chức năng và quy định về thời gian sản xuất riêng biệt. Thứ tự thực hiện công việc và tính tổ chức đặc biệt được chú trọng. Máy móc được sử dụng riêng ở mỗi bộ phận.

  • Phương pháp sản xuất theo nhóm: Các chi tiết có quy trình gia công tương tự nhau thì được xếp vào một nhóm và sử dụng cùng một nhóm máy móc, thiết bị.

  • Phương pháp đơn chiếc: Được áp dụng để tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ.

Quy trình quản lý xưởng sản xuất

Quy trình quản lý xưởng sản xuất gồm 4 bước
Quy trình quản lý xưởng sản xuất gồm 4 bước

Phân tích năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất là định mức sản xuất tối đa trong một khoảng thời gian cố định. Phân tích năng lực sản xuất cần dựa trên các yếu tố nguồn lực như nhân sự, vật tư thiết bị, nguyên vật liệu. Năng lực sản xuất cũng có thể thay đổi tùy theo quy mô xưởng sản xuất.

Do đó, để quản lý xưởng sản xuất tốt trong khâu này, nhà quản lý cần xem xét các khía cạnh sau:

  • Nguồn nhân lực

  • Vật tư, trang thiết bị

  • Quy trình và hoạt động quản lý hệ thống sản xuất

Dự trù nhu cầu vật tư, nguyên vật liệu

Dự trù vật tư là việc giám sát số lượng hàng tồn kho, dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định. Dự trù vật tư giúp nhà quản lý đảm bảo được quy trình sản xuất tiết kiệm, tối ưu nhất.

Trong bước dự trù vật tư, kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất hiệu quả là cần đảm bảo:

  • Tránh tồn kho quá mức, dư thừa hoặc thiếu vật tư

  • Thời gian quay vòng sản xuất được tối ưu

  • Hạn chế nguy cơ bị chôn vốn, làm chậm hệ thống sản xuất

Dự trù vật tư giúp nhà quản lý đảm bảo được quy trình sản xuất tiết kiệm, tối ưu nhất
Dự trù vật tư giúp nhà quản lý đảm bảo được quy trình sản xuất tiết kiệm, tối ưu nhất

Quản trị công đoạn sản xuất

Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất được chia sẻ trong bước này là phải đảm bảo các kế hoạch chi tiết và giám sát thực hiện nó. Việc lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng giúp bạn hạn chế được những rủi ro phát sinh và cũng dễ dàng đưa ra được biện pháp ứng phó hơn. Quản trị công đoạn sản xuất đảm bảo bạn luôn kiểm soát và nắm bắt được hoạt động của xưởng sản xuất.

Kiểm soát chất lượng đầu ra

Xưởng sản xuất là nơi tạo ra sản phẩm theo yêu cầu. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một sản phẩm như kích thước, chủng loại, mẫu mã, thành phần… Nhà quản lý sẽ phải phân loại, theo dõi và đánh giá một sản phẩm có phù hợp với yêu cầu và đảm bảo đúng chất lượng hay chưa.

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một sản phẩm như kích thước, chủng loại, mẫu mã, thành phần…
Có nhiều tiêu chí để đánh giá một sản phẩm như kích thước, chủng loại, mẫu mã, thành phần…

Tham khảo dịch vụ cung ứng tạp vụ vệ sinh kho xưởng để đảm bảo bảo quản cơ sở vật chất nhà xưởng, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên làm việc hiệu quả mỗi ngày.

Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất

Quản lý vấn đề an toàn xưởng sản xuất

Mô hình quản lý sản xuất hiệu quả bắt đầu từ sự an toàn của môi trường làm việc. Những rủi ro về môi trường làm việc có thể kể đến: môi trường vệ sinh không đáp ứng tiêu chuẩn, thiếu ánh sáng, không có trang phục bảo hộ lúc làm việc, môi trường độc hại- chứa nhiều vi khuẩn, cách sắp xếp hàng hóa chưa hợp lý và có thể gây đổ vỡ...Tuân thủ các quy định về an toàn lao động là yêu cầu đầu tiên để đảm bảo hoạt động của nhà xưởng đạt hiệu quả cao!

Có thể bạn quan tâm:  Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng chuẩn quốc tế

Quản trị kho vật liệu, thiết bị

Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất không thể bỏ qua chính là quản trị vât liệu, thiết bị. Quản trị kho vật liệu thường có một số rủi ro như việc phân loại chồng chéo máy móc, thiết bị dẫn đến thất lọc, hư hỏng. Bạn có thể phải mất thời gian cho việc tìm kiếm hoặc chi phí cho việc mua lại nếu máy móc bị hỏng trong khi thất lạc.

Sử dụng phương pháp quản lý kho hiện đại, ứng dụng công nghệ sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn công việc này.

Quản trị cơ cấu vận hành nhà xưởng

Quản trị cơ cấu vận hành nhà xưởng sẽ liên quan đến quản lý về quy mô và chức năng sản xuất. Cơ cấu vận hành có thể chia thành các tổ, đội, nhóm chuyên môn hóa. Việc này giúp nhà quản lý dễ kiểm soát và phát hiện lỗi hoặc sai sót hơn.

Quản trị phân đoạn sản xuất

Phân đoạn sản xuất là một phân đoạn trong quy trình sản xuất chung, được nhà quản lý chia theo từng giai đoạn để dễ kiểm soát. Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất hiệu quả là phân đoạn chi tiết quy trình sản xuất để theo dõi về tiến độ, nhân sự, chất lượng sản phẩm…

Nhà quản lý chia theo từng giai đoạn để dễ kiểm soát
Nhà quản lý chia theo từng giai đoạn để dễ kiểm soát

Bạn cần thật sự tỉ mỉ, chính xác và bắt kịp thời điểm trong giai đoạn này.

Quản trị thành phẩm sản xuất

Để đánh giá được chất lượng thành phẩm, bạn cần kiểm soát chặt chẽ cả quá trình trước đó và sử dụng bộ tiêu chí hợp lý, rõ ràng. Điều kiện tối thiểu cần đảm bảo là số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm phải như mong đợi. Các tiêu chí khác phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và từng khách hàng đặt hàng.

Quản trị nguồn nhân sự xưởng sản xuất

Một người có kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất tài giỏi không thể bỏ qua yếu tố con người. Nhà quản lý cần có năng lực đánh giá nhân tài và phân chia nhân sự vào vị trí phù hợp nhất. Việc này sẽ giúp tạo động lực cho nhân công làm việc tốt hơn. Từ đó, nâng cao năng suất làm việc.

Hiện nay, có nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn trong việc đánh giá nhân sự. Tuy nhiên, yếu tố chung nhất vẫn là đánh giá dựa trên thái độ - kỹ năng - năng lực - phẩm chất, phổ biến nhất là KPIs.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất được tích lũy bởi nhiều nhà quản lý thành công. Năng lực quản lý không phải ai cũng có từ lúc bẩm sinh mà thường sẽ qua rèn luyện và tích lũy. Hy vọng bài viết này giúp ích cho doanh nghiệp của bạn để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn.

Liên hệ Home Services Việt Nam để nhận được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vệ sinh nhà xưởng nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh và an toàn môi trường nhà xưởng doanh nghiệp.

Vệ sinh công nghiệp Quận 8: Báo giá chi tiết trọn gói dịch vụ 2024
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Quận 4: Giải pháp toàn diện

Bình luận (0)

Để lại bình luận

Địa chỉ Email & Website của bạn sẽ không được công khai.