10+ Nội quy vệ sinh văn phòng, công ty đúng chuẩn giữ gìn vệ sinh nơi làm việc

MỤC LỤC


Nội quy vệ sinh văn phòng là một yếu tố quan trọng luôn được quan tâm bởi nhiều nhân viên. Việc này giúp duy trì không gian làm việc sạch sẽ, gọn gàng và tăng cường hiệu quả lao động. Mỗi văn phòng cần có nội quy vệ sinh cụ thể và rõ ràng, phù hợp với đặc trưng công việc của từng đơn vị.

1. Tại sao cần có nội quy vệ sinh văn phòng nơi làm việc 

Nội quy vệ sinh văn phòng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong môi trường làm việc. Dưới đây là 2 lý do vì sao cần có nội quy vệ sinh văn phòng:

Tại sao cần phẩm vệ sinh nơi làm việc?
  • Tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo vận hành, tránh rủi ro và tai nạn: Nội quy vệ sinh văn phòng giúp mọi người tuân thủ các quy định pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động, từ đó đảm bảo sự vận hành của tổ chức, tránh các rủi ro pháp lý và tai nạn lao động.
  • Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên, góp phần duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, chuyên nghiệp: Nội quy vệ sinh văn phòng giúp nhân viên hiểu rõ trách nhiệm của mình và đóng góp vào việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng đãng và mang tính chuyên nghiệp.

2. Nội quy vệ sinh văn phòng dành cho nhân viên văn phòng, công sở 

Để đảm bảo vệ sinh chung và duy trì một môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ, dù đã có đội ngũ nhân viên vệ sinh riêng, nhân viên văn phòng cần tuân thủ các nội quy vệ sinh. Dưới đây là một số quy định trong nội quy vệ sinh văn phòng:

Checklist nội quy vệ sinh văn phòng dành cho nhân viên văn phòng, công sở
  • Không ăn uống tại văn phòng làm việc để tránh gây mất vệ sinh và tạo mùi khó chịu.
  • Sắp xếp khu vực bàn làm việc sao cho gọn gàng, ngăn nắp, giúp tạo cảm giác thẩm mỹ và sắp xếp dễ dàng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên vệ sinh thực hiện công việc bằng cách di chuyển đồ đạc cá nhân, đóng hộp và đặt vào chỗ hợp lý.
  • Thùng rác tại văn phòng chỉ được sử dụng để đựng rác văn phòng, không để thức ăn gây mùi khó chịu và làm suy giảm vệ sinh.
  • Sau khi sử dụng các vật dụng văn phòng như máy móc, thiết bị in ấn, điện thoại, máy nước, nhân viên cần đặt lại vị trí ban đầu và tắt nguồn khi không sử dụng.
  • Sau khi ăn xong, nhân viên cần chú ý dọn dẹp những vết bẩn trên bàn và ghế ăn, để lại không gian sạch sẽ và gọn gàng.
  • Kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh vào cuối ngày để đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh sự phát sinh của vi khuẩn.
  • Tất cả nhân viên cần có ý thức giữ gìn vệ sinh tập thể, đồng thời tuân thủ các quy định và quy tắc vệ sinh trong nội quy văn phòng.

3. Nội quy vệ sinh văn phòng đối với nhân viên vệ sinh 

Dưới đây là quy định vệ sinh văn phòng đối với nhân viên vệ sinh, giúp tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm tra của công ty vệ sinh:

Nội quy vệ sinh văn phòng dành cho nhân viên vệ sinh
  • Tuân thủ thời gian làm việc: Đến đúng giờ làm việc hoặc sớm hơn để chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
  • Kiểm tra và sử dụng đầy đủ dụng cụ vệ sinh: Đảm bảo có đủ dụng cụ vệ sinh, bao gồm cả hóa chất cần thiết.
  • Thực hiện quy trình lao động: Làm vệ sinh từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Kiểm tra toàn bộ khu vực làm việc, xử lý rác bẩn và đổ rác đúng khu vực chỉ định.
  • Không ăn uống trong giờ làm việc: Tránh tổ chức hoạt động ăn uống trong thời gian làm việc.
  • Kiểm tra và tắt thiết bị không cần thiết: Đảm bảo kiểm tra các thiết bị và tắt nguồn điện không cần thiết trước khi kết thúc ca làm việc.
  • Tránh gây cản trở cho nhân viên văn phòng và khách hàng: Không gây ảnh hưởng hoặc cản trở việc làm của nhân viên văn phòng và sự tiến triển công việc của khách hàng đến văn phòng.
  • Đồng phục vệ sinh: Mặc đồng phục vệ sinh đúng theo quy định.
  • Không ngồi hay tụ tập nói chuyện ở các khu vực không phù hợp: Tránh ngồi hay tụ tập nói chuyện trong hành lang, sảnh và khu vực làm việc của nhân viên văn phòng.
  • Nghỉ ngơi và ăn uống tại khu vực quy định: Nghỉ ngơi và ăn uống chỉ trong căn tin hoặc phòng đặc biệt dành riêng cho nhân viên vệ sinh.
  • Hỗ trợ đồng nghiệp: Sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành công việc chung khi cần thiết.

4. Nguyên tắc để xây dựng nội quy vệ sinh văn phòng chuyên nghiệp chuẩn chỉn 

Để xây được nội quy vệ sinh văn phòng hiệu quả, cần dựa vào 8 nguyên tắc sau:

4.1 Không để lộn xộn 

Văn phòng sạch sẽ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dọn dẹp, mà còn ảnh hưởng tích cực năng suất, một ngày làm việc của nhân viên. Để vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ, yêu cầu chỉ những vật phẩm cần thiết đang được sử dụng mới được đặt trên bàn làm việc. Đồng thời, nhân viên cũng cần có đủ thời gian và công cụ để thực hiện việc dọn dẹp đều đặn.

4.2 Sử dụng khăn lau bàn sạch sẽ 

Cần cung cấp cho mọi người một gói khăn lau cồn và đảm bảo rằng sẽ sử dụng vào cuối mỗi ngày làm việc. Dùng khăn lau sạch các thiết bị như điện thoại, bàn phím, máy tính bảng và bất kỳ vật phẩm nào tiếp xúc thường xuyên với tay cần và vệ sinh sạch sẽ ít nhất mỗi ngày một lần.

4.3 Dùng nước khử trùng tay 

Hãy cài đặt các trạm làm sạch tay tại các lối vào và lối ra của văn phòng và yêu cầu tất cả mọi người sử dụng khi cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo rằng mọi người đều thực hiện rửa tay đúng cách, giữ cho môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn.

Nguyên tắc xây dựng nội quy vệ sinh văn phòng chuyên nghiệp

4.4 Cùng nhau dọn dẹp 

Nếu như những công việc vệ sinh văn phòng đề do những người dọn dẹp chuyên nghiệp đảm nhận toàn bộ, môi trường làm việc sẽ trở nên khá lộn xộn. Việc lập danh sách các nhiệm vụ cơ bản về vệ sinh nơi làm việc, chẳng hạn như dọn dẹp khu vực nhà bếp, làm sạch thiết bị văn phòng và bọc ghế, sau đó phân chia công việc này một cách công bằng giữa các đồng nghiệp của bạn sẽ giúp duy trì môi trường làm việc gọn gàng, hợp lý.

4.5 Làm sạch trước mỗi cuộc họp là tôn chỉ bắt buộc 

Cần tổ chức các cuộc họp định kỳ để thảo luận về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đảm bảo rằng việc dọn dẹp văn phòng và vệ sinh chung luôn được đặt vào chương trình nghị sự. Đồng thời, hãy tạo cơ hội cho mọi người thể hiện quan điểm về các vấn đề liên quan vệ sinh môi trường chung. Bên cạnh đó, lắng nghe ý kiến của mọi người về những ý tưởng để nội quy vệ sinh văn phòng sẽ chi tiết và hiệu quả hơn.

4.6 Thiết lập lịch đổ rác hằng ngày 

Rác có thể tích tụ nhanh chóng trừ khi được theo dõi và xử lý đều đặn, cần một người chịu trách nhiệm thực hiện chương trình quản lý rác cuối ngày làm việc. Nhiệm vụ quan trọng này bao gồm việc thu gom rác từ các khu vực đã được chỉ định và đặt chúng vào thùng chứa chính để tiếp tục quá trình thu gom. Tuy nhiên, tất cả nhân viên đều có trách nhiệm đưa rác cá nhân của mình vào thùng rác văn phòng được chỉ định sẵn.

4.7 Hộp, bao bì, rác từ thức ăn phải được xử lý ngay 

Thay vì để rác tích tụ cho đến cuối ngày, quan trọng là bạn nên vứt bỏ hộp và đóng gói ngay lập tức để tránh gây mùi. Những mảnh bìa cứng, băng keo và nhựa lớn không chỉ tạo nguy cơ trượt và vấp, mà còn có khả năng gây cháy nổ. Khi nhận được hàng giao đến văn phòng, hãy mở nó ngay lập tức và xử lý bao bì theo cách đúng quy định. 

4.8 Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ 

Nhớ rằng an toàn phòng chống cháy nổ là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong văn phòng. Sự nhạy bén, nhất quán và tuân thủ các quy tắc an toàn là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường làm việc của chúng ta.

Bài viết này của Home Services Việt Nam đã tổng hợp các nội quy vệ sinh văn phòng tiêu chuẩn hay giúp giữ gìn không gian nơi làm việc luôn sạch sẽ. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị vệ sinh uy tín, hãy cho Home Services Việt Nam thực hiện trách nhiệm của mình là mang đến một môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và chuyên nghiệp.

Thông tin liên hệ 

  • Hotline: 0908 59 7785 
  • Email: info@homeservicesvietnam.vn
  • Trụ sở chính: 127 Đường Số 4, Kp. Nhị Đồng 2, Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương
Quy trình vệ sinh văn phòng: 6 bước chuẩn chi tiết [áp dụng ngay]
Home Services Việt Nam - Hành Trình Chinh Phục Khách Hàng Văn Phòng

Bình luận (0)

Để lại bình luận

Địa chỉ Email & Website của bạn sẽ không được công khai.