1910

Hướng dẫn cách phủ bóng sàn gỗ đẹp láng mịn!

​​​​​Mục Lục


Phủ bóng sàn gỗ được rất nhiều người ưa chuộng vì chúng không chỉ giúp sàn nhà thêm bóng đẹp, mà còn giúp quá trình vệ sinh bề mặt làm từ gỗ dễ dàng hơn. Theo dõi bài viết sau của Home Services để hiểu hơn về quá trình phủ keo sàn gỗ các bạn nhé!

Phủ bóng sàn gỗ là gì?

Phủ bóng sàn gỗ hay đánh bóng sàn gỗ là phương pháp dùng hóa chất, máy móc để thực hiện phủ bóng, làm gia tăng vẻ đẹp cho sàn cũng như bảo vệ sàn nhà bằng gỗ khỏi ẩm mốc, mối mọt. Thực tế, quá trình này khá đơn giản nhưng khi thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề để công việc phủ bóng được hiệu quả, an toàn.

Thế nào là phủ bóng sàn gỗ?
Thế nào là phủ bóng sàn gỗ?

Khi nào cần phủ bóng sàn gỗ?

Khi sàn gỗ có dấu hiệu bị bám bẩn, ố vàng, phai màu, bạn nên có kế hoạch đánh bóng lại sàn gỗ. Việc làm này nên tiến hành định kỳ, từ 4-6 tháng một lần nhằm bảo vệ sàn khỏi trầy xước cũng như gia tăng độ bóng, tính thẩm mỹ cho sàn nhà. 

Khi nào cần phủ bóng sàn gỗ?
Khi nào cần phủ bóng sàn gỗ?

Lợi ích của việc phủ bóng sàn gỗ thường xuyên?

Trên bề mặt sàn gỗ thường được phủ một lớp nhựa trong suốt để tạo độ bóng, cũng như bảo vệ sàn khỏi trầy xước khi thực hiện kéo lê, di chuyển đồ đạc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, lớp nhựa này có xu hướng bị bong tróc, mài mòn và dần mất tác dụng. Chính vì vậy, việc phủ bóng sàn gỗ sẽ giúp khôi phục lại lớp bảo vệ cũng như độ bóng tự nhiên như ban đầu.

Thực tế cho thấy, sàn gỗ có nhiều ưu điểm như cách nhiệt tốt, ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Đồng thời, xét về tính thẩm mỹ, sàn nhà làm từ gỗ rất tự nhiên, mộc mạc nhưng lại vô cùng tinh tế. Chúng đem đến vẻ đẹp sang trọng cho tổng thể căn nhà. Do đó, việc bảo trì, bảo dưỡng, phủ bóng lên sàn gỗ thường xuyên là điều cực kỳ cần thiết!

Quy trình phủ bóng cho sàn gỗ

Phủ bóng sàn gỗ tuy đơn giản nhưng cần tiến hành đúng quy trình, chuẩn khoa học. Không nên vệ sinh, đánh bóng qua loa, sai cách vì có thể khiến gỗ bị hư hỏng nặng hơn, gây tốn kém cho việc thay mới. Dưới đây là các bước thực hiện bạn nên lưu ý!

Bước 1: Chuẩn bị máy móc, dụng cụ, hóa chất phủ bóng sàn gỗ

Các công cụ cần thiết hỗ trợ công việc đánh bóng lại sàn gỗ bao gồm:

  • Về máy móc: máy đánh sàn, máy hút bụi, máy thổi khô sàn nhà.
  • Về hóa chất: có nhiều dung dịch, sáp hỗ trợ đánh bóng sàn gỗ. Có thể kể đến một số loại phổ biến hiện nay như sáp/xi Cana, dung dịch  Parquet Polish Stanhome, Breath Wood,...
  • Về công cụ, dụng cụ: cây lau sàn, cây đẩy nước, thùng đựng hóa chất, dao cạo, bọt biển, pad đen/đỏ/trắng.
  • Trang phục bảo hộ: găng tay, ủng cao su, khẩu trang…

Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật thông tin về hóa chất vệ sinh công nghiệp!

Bước 2: Vệ sinh sàn gỗ sạch sẽ

Trước khi tiến hành đánh bóng sàn, bạn cần vệ sinh sàn gỗ thật sạch sẽ. Bạn nên dùng máy hút bụi để loại sạch bụi. Sau đó tiến hành lau sàn nhà bằng hóa chất chuyên dụng cho bề mặt gỗ. Chú ý xử lý kỹ các vết ố vàng, bám bẩn trên bề mặt bằng một trong các cách như: 

Dùng cồn

Cồn là dung dịch có khả năng tẩy bỏ gần như mọi vết bẩn cứng đầu trên sàn gỗ và quan trọng là chúng không gây ảnh hưởng nhiều đến lớp sàn. Cách thực hiện vệ sinh sàn gỗ bằng cồn rất đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng cồn với nước sạch. Tiếp theo dùng khăn, thấm dung dịch rồi lau sạch là được!

Dùng giấm

Giấm có chứa thành phần axit axetic với khả năng loại bỏ vết bẩn tương đối hiệu quả, an toàn với con người. Cách thực hiện làm sạch sàn gỗ từ giấm như sau:

  • Đổ giấm ra chén/bình…
  • Dùng bông/vải sạch thấm giấm rồi lau toàn bộ chỗ bị dính bẩn.

Bước 3: Xử lý vết xước trên sàn

Bước tiếp theo trong quy trình phủ bóng sàn gỗ là xử lý vết xước trên sàn. Điều này đảm bảo rằng, sau khi thực hiện đánh bóng, sàn gỗ đạt chuẩn láng mịn, bề mặt không bị lỗ chỗ. 

Bình thường, nếu bạn thuê dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp, họ sẽ sử dụng đầu mài để làm nhẵn toàn bộ vết trầy xước. Xử lý vết xước xong, bạn cần lau sạch sàn nhà một lần nữa để chắc chắn toàn bộ bề mặt hết bám bụi.

Bước 4: Phủ bóng sàn gỗ

  • Đổ hóa chất đã chuẩn bị vào dụng cụ đựng. Do không thể tái sử dụng nên hãy đổ lượng hóa chất vừa đủ cho từng công đoạn.
  • Nhúng cây lau sàn vào thùng đựng hóa chất, lăn phủ bóng đều tạo thành các đường song song.
  • Đợi lớp phủ đầu tiên hơi khô lại, khoảng 10 phút sau thực hiện phủ lớp thứ hai.
  • Sau 3 giờ, lớp bóng sẽ khô hoàn toàn và mặt sàn gỗ sẽ được khoác một lớp áo mới láng mịn, sạch đẹp.

Trường hợp sàn nhà có diện tích quá rộng, việc phủ bóng bằng tay trở nên kém hiệu quả thì bạn nên thuê dịch vụ đánh bóng chuyên nghiệp. Họ sẽ dùng các thiết bị đánh bóng, máy chà sàn chuyên dụng để giải quyết mọi vấn đề bạn đang gặp phải!

quy trình phủ bóng sàn gỗ
Quy trình phủ bóng sàn gỗ

Lưu ý khi phủ bóng sàn gỗ

Tương tự với việc vệ sinh, bảo trì các loại sàn nhà khác. Trong quá trình đánh bóng sàn gỗ, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Cần vệ sinh sạch sẽ mọi vết bẩn trước khi phủ keo. Điều này bao gồm các công việc như: bóc sạch keo cũ, lau rửa đất bẩn, tẩy ổ…
  • Hãy chắc chắn rằng sàn nhà khô tuyệt đối trước khi phủ bóng
  • Khi sàn gỗ đã khô hoàn toàn, bạn nên tiến hành đánh xóa vết cũng như mài phẳng sàn nhà bằng máy đánh sàn tốc độ cao và pad trắng.
  • Lựa chọn các loại hóa chất đánh bóng phù hợp, chuyên dụng để nâng cao hiệu quả phủ bóng.
Lưu ý khi phủ bóng sàn gỗ
Lưu ý khi phủ bóng sàn gỗ

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phủ bóng sàn gỗ sao cho chuẩn khoa học, đúng cách. Đừng quên theo dõi các cẩm nang vệ sinh, mẹo vệ sinh hay từ Home Services! Hãy ghi chú để áp dụng cho nhà mình thật hiệu quả các bạn nhé. Nếu bạn có nhu cầu phủ keo, đánh bóng lại sàn gỗ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Home Services . Chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý mọi vấn đề liên quan đến vệ sinh trên cương vị là doanh nghiệp cung cấp giải pháp làm sạch toàn diện!

Tham khảo thêm các bài viết khác của Home Services: 

1. Cách tẩy băng dính sạch trên mọi bề mặt

2. Bí quyết lau sàn không bị tanh mới nhất!



 

5 bước lau kính nhà cao tầng chuẩn kỹ thuật bạn nên nhớ
25+ Cách vệ sinh bồn cầu sạch như mới bạn nên biết

Bình luận (0)

Để lại bình luận

Địa chỉ Email & Website của bạn sẽ không được công khai.