Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP: quy trình xây dựng và mẫu chi tiết

MỤC LỤC


GMP là tiêu chuẩn vệ sinh được áp dụng phổ biến trong các nhà xưởng sản xuất, đặc biệt là các nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,... Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP đảm bảo môi trường sản xuất sạch sẽ, an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Home Services Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP qua bài viết này nhé!

1. Tiêu chuẩn GMP là gì? Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn GMP là gì?

GMP (Good Manufacturing Practices) là thực hành sản xuất tốt. Đây là một tập hợp các nguyên tắc, quy định và hướng dẫn cơ bản về điều kiện sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm.

GMP bao gồm 5 yêu cầu về:

  • Vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng phải được thiết kế, xây dựng và duy trì sạch sẽ, ngăn nắp, tránh ô nhiễm.

  • Nguyên vật liệu: Được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.

  • Máy móc và thiết bị: Vệ sinh sạch sẽ, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

  • Hoạt động sản xuất: Thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Kiểm soát chất lượng: Sản phẩm phải được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Tuân thủ tiêu chuẩn GMP giúp đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, GMP cũng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn GMP được quy định và áp dụng trong các cơ sở như:

  • Các nhà xưởng sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm

  • Nhà máy đóng gói

  • Nhà xưởng điều chế hóa chất, dược phẩm

  • Xưởng sản xuất thiết bị y tế

  • Xưởng sản xuất mỹ phẩm...

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn 6s: vai trò, quy trình và tiêu chí đánh giá chuẩn

2. Mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn GMP

Để thực hiện vệ sinh nhà xưởng đúng cách, hiệu quả thì quy trình gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Thiết lập quy định và hướng dẫn vệ sinh

  • Các quy định và hướng dẫn vệ sinh cần được lập chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

  • Quy định và hướng dẫn vệ sinh cần bao gồm 5 nội dung sau:

    1. Mục đích và yêu cầu của việc vệ sinh nhà xưởng.

    2. Phạm vi và tần suất vệ sinh nhà xưởng.

    3. Phương pháp và dụng cụ vệ sinh.

    4. Hóa chất vệ sinh và cách sử dụng.

    5. Biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường.

Bước 2: Dọn dẹp

  • Dọn dẹp bề mặt sàn, tường, trần, cửa và cửa sổ.

  • Loại bỏ rác thải và vật dụng không cần thiết.

  • Lau chùi bề mặt bằng bàn chải, bàn lau và khăn lau.

Dọn dẹp, lau chùi các khu vực trong nhà xưởng

Bước 3: Rửa sạch

  • Rửa sạch bề mặt bằng nước và hóa chất vệ sinh phù hợp.

  • Tập trung rửa sạch các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, thiết bị sản xuất và khu vực lưu trữ.

  • Sát khuẩn bằng hóa chất khử trùng hoặc phương pháp khác như ánh sáng UV.

Bước 4: Sát khuẩn

  • Sát khuẩn bằng hóa chất khử trùng hoặc phương pháp khác như ánh sáng UV.

  • Loại bỏ vi khuẩn, vi rút và tác nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.

Sát khuẩn khu vực nhà xưởng đảm bảo an toàn

Bước 5: Kiểm tra

  • Kiểm tra giúp đảm bảo khu vực vệ sinh đã sạch sẽ, không còn bụi bẩn, rác thải và tác nhân gây bệnh.

  • Nếu phát hiện vấn đề, cần tiến hành vệ sinh lại.

Bước 6: Ghi nhận

  • Ghi nhận giúp theo dõi quá trình vệ sinh và sát khuẩn, đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn GMP.

Ghi nhận quá trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn GMP
  • Nội dung ghi nhận cần bao gồm 5 thông tin sau:

    1. Thời gian vệ sinh.

    2. Các khu vực đã vệ sinh.

    3. Các hóa chất sử dụng.

    4. Kết quả kiểm tra.

    5. Các vấn đề liên quan.

3. Nguyên tắc cần tuân thủ khi vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn GMP đặc biệt chú trọng đến trình tự thực hiện quy trình vệ sinh trong sản xuất. Do đó, quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP cần tuân theo 4 nguyên tắc sau:

3.1 Vệ sinh từ khô đến ướt

Vệ sinh từ khô đến ướt là nguyên tắc cơ bản nhất trong vệ sinh nhà xưởng GMP. Theo nguyên tắc này, công nhân vệ sinh sẽ thực hiện 3 bước sau:

  • Quét dọn, thu gom rác thải lớn, chất thải nhìn thấy bằng mắt thường.

  • Hút bụi bẩn bằng máy.

  • Dùng khăn khô vệ sinh sơ qua máy móc, vệ sinh trần nhà xưởng, quét mạng nhện.

Bước vệ sinh này giúp loại bỏ các bụi bẩn, rác thải lớn, giúp tiết kiệm hóa chất và công sức cho quá trình vệ sinh sâu sau đó.

3.2 Vệ sinh từ trên xuống dưới

Đối với nguyên tắc vệ sinh từ trên xuống dưới, công nhân sẽ cần làm sạch 4 hạng mục cơ bản sau:

  • Vệ sinh trần nhà xưởng.

  • Vệ sinh tường nhà xưởng.

  • Vệ sinh máy móc.

  • Vệ sinh sàn nhà xưởng.

Vệ sinh phần phía trên trước giúp bụi bẩn rơi xuống dưới, khi vệ sinh sàn nhà xưởng sẽ không bị bẩn lại.

Quét dọn, thu gom rác thải trong nhà xưởng

3.3 Vệ sinh từ trong ra ngoài

Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, công nhân vệ sinh sẽ thực hiện vệ sinh từ trong ra ngoài như sau:

  • Vệ sinh khu vực trong nhà xưởng, thiết bị, máy móc.

  • Vệ sinh hành lang.

3.4 Vệ sinh một chiều

Vệ sinh một chiều là việc công nhân vệ sinh một khu vực nhất định trong một lần và di chuyển sang khu vực khác. Vì vậy, công nhân cần thực hiện như sau:

  • Vệ sinh máy móc, sàn, tường tại một khu vực nhất định.

  • Di chuyển sang khu vực khác và thực hiện các bước tương tự.

Nguyên tắc vệ sinh một chiều giúp đảm bảo khu vực đã vệ sinh không bị bẩn lại.

4. Những hạng mục cần thực hiện khi vệ sinh trong nhà xưởng

Ngoài nguyên tắc khắt khe đã đề cập ở trên, quý khách cần chú ý đến 7 hạng mục sau đây để đảm bảo một không gian nhà xưởng sạch sẽ và an toàn hơn:

  • Lối ra - vào: Đảm bảo lối vào và lối ra của nhà xưởng được thông thoáng, không bị cản trở bởi vật liệu, thiết bị hoặc rác thải.

  • Trần, vách, góc: Kiểm tra và lau chùi kỹ trần, vách, góc để loại bỏ bụi bẩn.

  • Máy móc, thiết bị: Làm sạch bụi bẩn trên bề mặt máy móc, thiết bị để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh hư hỏng.

  • Cửa ra vào, cửa sổ: Lau chùi sạch bụi, vết bẩn, dấu vân tay trên cửa ra vào, cửa sổ.

  • Bàn ghế: Lau chùi sạch và đánh bóng bàn ghế để tạo cảm giác thoải mái và chuyên nghiệp.

  • Đường dây điện, dây cáp, đường ống: Vệ sinh và kiểm tra đường dây điện, dây cáp, đường ống để loại bỏ bụi, dầu mỡ và các vật cản.

  • Lướt ngăn chặn côn trùng: Vệ sinh định kỳ và kiểm tra lướt ngăn chặn côn trùng để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của côn trùng.

5. Máy móc, hóa chất và dụng cụ vệ sinh nhà xưởng cần có

Máy móc

Máy móc là thiết bị cần thiết để loại bỏ bụi bẩm, rác thải, vết bẩn cứng đầu trong nhà xưởng một cách hiệu quả và nhanh chóng, giảm thiểu sức lao động của con người:

  • Máy hút bụi, máy quét rác

  • Máy lau sàn, chà sàn

  • Máy giặt thảm và ghế sofa

  • Máy phun rửa cao áp

  • Máy rửa bằng hơi nước nóng

  • Hệ thống máy lau kínhh.

  • Máy thổi khô

Máy móc, dụng vụ vệ sinh nhà xưởng

Hóa chất

Hóa chất là chất tẩy rửa chuyên dụng dùng để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi, vết bẩn trong nhà xưởng như là:

  • Nước lau sàn, nước lau kính

  • Dung dịch vệ sinh toilet, hóa chất khử mùi, khử khuẩn

  • Nước bảo dưỡng sàn

  • Dung dịch đánh bóng sàn và kim loại

  • Dung dịch sát khuẩn

  • Nước tẩy rỉ sét

Dụng cụ

Chúng ta cần dụng cụ vệ sinh để hỗ trợ cho việc vệ sinh nhà xưởng như lau sàn, quét bụi, hốt rác, hay để chứa các dụng dịch hóa chất vệ sinh,...giúp công việc vệ sinh nhà xưởng được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn.

  • Xe đẩy vệ sinh công cộng, xe đẩy 3 tầng

  • Khăn lau, cây lau kính, cây lau sàn ướt và khô

  • Chổi quét bụi trần

  • Đồ hốt rác: Dùng để hốt rác trong nhà xưởng.

  • Xô đựng dung dịch vệ sinh

6. Lưu ý khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng GMP

Khi thực hiện quy trình vệ sinh nhà máy GMP, cần phải đảm bảo 9 yêu cầu sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng hóa chất và thời gian để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

  • Cần chú ý rửa sạch và sát khuẩn các bề mặt khó tiếp cận như các góc cạnh, khe kẽ, thiết bị máy móc phức tạp.

  • Loại bỏ vi khuẩn, vi rút và tác nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.

  • Thực hiện vệ sinh cần trang bị dụng cụ, đồ bảo hộ an toàn. Tránh nhiễm mang mối nguy nhiễm bẩn từ bên ngoài vào.

  • Xác định trạng thái làm sạch của thiết bị bằng thẻ trạng thái

  • Các chất tẩy rửa đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn

  • Kiểm định chất lượng vệ sinh

  • Thực hiện chính xác các bước theo quy trình vệ sinh

  • Lưu trữ hồ sơ công tác vệ sinh

Lưu ý khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP

Bài viết hướng dẫn quy tắc, tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng GMP, giúp doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn. Home Services Việt Nam, đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp, sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu.

Thông tin liên hệ

  • Hotline: 0908 59 7785 | (0274) 999 6768 | (0274) 655 0246

  • info@homeservicesvietnam.vn

Vệ sinh công nghiệp: Khái niệm, vai trò và các hạng mục vệ sinh
Vệ sinh công nghiệp xưởng may chuyên nghiệp và hiệu quả

Bình luận (0)

Để lại bình luận

Địa chỉ Email & Website của bạn sẽ không được công khai.